Bờm thích Áo Dài :3
Áo Dài Việt đã được thế giới công nhận còn nền Kiến trúc Việt ...
vẫn đang loay hoay và bị xem nhẹ ngay chính trên sân nhà ...
Hôm nay Bờm được đi tham quan Bảo Tàng Áo Dài Việt Nam tại quận 9, Hồ Chí Minh. (một công trình theo Bờm đánh giá là nơi tham khảo khá tốt cho nhiều bạn sinh viên)
Bảo tàng này đã được nhà thiết kế, họa sĩ Sỹ Hoàng bỏ rất nhiều tâm huyết, công sức ra tạo dựng từ năm 2002 đến nay và hiện nay vẫn đang góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn, phát triển Áo Dài Việt, đồng thời cũng góp phần quảng bá một phần nhỏ văn hóa Việt tới những du khách tham, đặc biệt là du khách nước ngoài.
Hiện vật trưng bày chính ở bảo tàng chính là tà Áo dài Việt, ngoài ra còn một vật phẩm thú vị khác như: nón lá, guốc mộc, gốm và chiếc áo yếm của dân tộc Việt.
Bây giờ, Bờm xin được đi vào Áo Dài Việt (một Biểu tượng của trang phục Việt và văn hóa Việt)
Tham quan Bảo Tàng Áo Dài, Bờm đã được nắm sơ qua quá trình hình thành và phát triển của Áo Dài. Qua đó có thể thấy được rất nhiều tinh hoa, giá trị của dân tộc ta được ấn dấu sau Tà Áo Dài.
Từ chiếc áo giao lãnh, chiếc áo tứ thân đã phát triển nên thành áo dài bây giờ là cả một quá trình trải qua hàng thế kỷ, trải qua rất nhiều lần thay đổi nhưng bên trong Tà Áo Dài vẫn còn đó những tinh hoa, giá trị truyền thống.
Từ chiếc áo giao lãnh, tứ thân chúa Nguyễn Phúc Khoát đã đặt định kiểu áo mới với năm thân; hai thân trước và hai thân sau là thể hiện tứ phụ mẫu (cha mẹ mình và cha mẹ của vợ hoặc chồng) còn thân giữa là thể hiện cho chính bản thân người mặc. Ngoài ra năm thân còn thể hiện cho Ngũ thường (Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín) và Ngũ hành trong văn hóa Việt. Rồi phải kể đến quy định năm cúc cài áo cũng là những quy định thể hiện giá trị truyền thống của người Việt. Còn đường nét và thiết kế trải qua bao nhiêu thăng trầm và giao thoa văn hóa thì tựu chung Tà Áo Dài luôn tôn vẻ đẹp người mặc đặc biệt là phụ nữ nhưng vẻ đẹp đó là vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo, tế nhị và ý tứ bên trong. Và theo Bờm, thì đâu đó trên chiếc áo dài còn nhiều giá trị nữa ông bà lồng vào mà bây giờ đa số chúng ta không còn giải mã được nữa. Đấy chính là quan niệm về cái đẹp ăn mặc của người Việt từ ngàn xưa đến nay vẫn được chứa đựng trong Áo Dài.
Áo Dài chứa đựng bao nhiều giá trị truyền thống bên trong nhưng không phải vì thế mà chậm tiến, bảo thủ. Áo Dài luôn có sự thay đổi phù hợp với thời đại. Áo Dài luôn có những sự biến chuyển hình thức một cách rất tinh tế vừa đảm bảo tạo nét mới nhưng không làm mất đi những đường nét, tinh thần của Áo Dài nên dù cho thời đại nào trong lịch sử Áo Dài luôn có một chỗ đứng vững chắc trong trang phục Việt và luôn tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho bạn bè ngoại quốc.
Áo Dài chính là một ví dụ điển hình hoặc có thể nói là kinh điển của ví dụ về việc kế thừa truyền thống nhưng vẫn phù hợp với tinh thần thời đại. Thật là may mắn khi Áo Dài đã ra đời để chứa đựng bên trong nó bao nhiêu giá trị Việt và xứng đang một trong những Biểu tượng văn hóa Việt.
Nhìn chuyện Áo Dài mà Bờm nghĩ tới Kiến trúc Việt.
Bờm nghĩ rằng Kiến trúc Việt mình có rất nhiều thể loại công trình, phong cách kiến trúc, kỹ thuật kiến trúc, vật liệu kiến trúc... chứa đựng bên trong nó rất nhiều giá trị quý báu mà có lẽ nhiều anh em trong giới chúng ta đã mặc nhiên xem nhẹ chúng và vô tình mất đi một lượng giá trị kế thừa quý báu từ cha ông.
May mắn thay, Bờm thấy vẫn còn đâu đó một số người tâm huyết (trong đó có cả người ngoài giới kiến trúc) đang có gắng làm những việc rất tốt đẹp cho kiến trúc Việt. Trước mắt là bảo tồn, giữ gìn những kiến trúc còn sót lại; rồi tìm tòi, nghiên cứu, giải mã và đi vào ứng dụng những giá trị mà kiến trúc truyền thống để lại; đồng thời truyền cảm hứng tới giới trẻ nhằm cố gắng xây dựng một nền Kiến trúc Việt phù hợp với tinh thần thời đại nhưng vẫn giữ được những tinh hoa, giá trị truyền thống. Những việc làm đó nhằm khẳng định một nền Kiến trúc Việt đã có từ xa xưa và được tiếp nối tới ngày nay, có bản sắc, có bản lĩnh, có vị trí trên nền Kiến Trúc Thế giới.
Bờm nghĩ rằng cái ngày mà nền Kiến trúc Việt tự hào về chính mình, và được thế giới nhìn nhận một cách đúng đắn không còn xa nữa khi đâu đó con người càng ngày càng phải nhìn nhận về vấn đề văn hóa khi mà thế giới đang tiến tới "phẳng", và đặc biệt, theo quan điểm của Bờm thì trước măt nền Kiến trúc truyền thống Việt Nam là một kho tàng quý báu mà chúng ta nên tìm tòi, nghiên cứu, ứng dựng. Còn nhiều vật báu trong đó lắm, anh em chúng ta chưa phát hiện ra và sử dụng hết đâu... :))
p/s: Nhân ngày 20.10, Bờm xin cám ơn các cụ ngày trước đã để lại Áo Dài cho hậu thế sau này, một vật phẩm tôn lên nét đẹp kín đáo và dịu dàng của người phụ nữ; theo đánh giá của Bờm thì không một trang phục nào có thể làm tốt hơn Áo Dài về khoản đó.
Chúc chị em Việt Nam ngày càng đẹp hơn, giỏi giang hơn và bản lĩnh hơn nữa để có thể cùng với anh em Việt Nam hỗ trợ nhau sống hanh phúc hơn nữa.
Bờm
nguồn hình: gút gồ - internet
vẫn đang loay hoay và bị xem nhẹ ngay chính trên sân nhà ...
Hôm nay Bờm được đi tham quan Bảo Tàng Áo Dài Việt Nam tại quận 9, Hồ Chí Minh. (một công trình theo Bờm đánh giá là nơi tham khảo khá tốt cho nhiều bạn sinh viên)
Bảo tàng này đã được nhà thiết kế, họa sĩ Sỹ Hoàng bỏ rất nhiều tâm huyết, công sức ra tạo dựng từ năm 2002 đến nay và hiện nay vẫn đang góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn, phát triển Áo Dài Việt, đồng thời cũng góp phần quảng bá một phần nhỏ văn hóa Việt tới những du khách tham, đặc biệt là du khách nước ngoài.
Hiện vật trưng bày chính ở bảo tàng chính là tà Áo dài Việt, ngoài ra còn một vật phẩm thú vị khác như: nón lá, guốc mộc, gốm và chiếc áo yếm của dân tộc Việt.
Bây giờ, Bờm xin được đi vào Áo Dài Việt (một Biểu tượng của trang phục Việt và văn hóa Việt)
Tham quan Bảo Tàng Áo Dài, Bờm đã được nắm sơ qua quá trình hình thành và phát triển của Áo Dài. Qua đó có thể thấy được rất nhiều tinh hoa, giá trị của dân tộc ta được ấn dấu sau Tà Áo Dài.
Từ chiếc áo giao lãnh, chiếc áo tứ thân đã phát triển nên thành áo dài bây giờ là cả một quá trình trải qua hàng thế kỷ, trải qua rất nhiều lần thay đổi nhưng bên trong Tà Áo Dài vẫn còn đó những tinh hoa, giá trị truyền thống.
Từ chiếc áo giao lãnh, tứ thân chúa Nguyễn Phúc Khoát đã đặt định kiểu áo mới với năm thân; hai thân trước và hai thân sau là thể hiện tứ phụ mẫu (cha mẹ mình và cha mẹ của vợ hoặc chồng) còn thân giữa là thể hiện cho chính bản thân người mặc. Ngoài ra năm thân còn thể hiện cho Ngũ thường (Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín) và Ngũ hành trong văn hóa Việt. Rồi phải kể đến quy định năm cúc cài áo cũng là những quy định thể hiện giá trị truyền thống của người Việt. Còn đường nét và thiết kế trải qua bao nhiêu thăng trầm và giao thoa văn hóa thì tựu chung Tà Áo Dài luôn tôn vẻ đẹp người mặc đặc biệt là phụ nữ nhưng vẻ đẹp đó là vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo, tế nhị và ý tứ bên trong. Và theo Bờm, thì đâu đó trên chiếc áo dài còn nhiều giá trị nữa ông bà lồng vào mà bây giờ đa số chúng ta không còn giải mã được nữa. Đấy chính là quan niệm về cái đẹp ăn mặc của người Việt từ ngàn xưa đến nay vẫn được chứa đựng trong Áo Dài.
Áo Dài chứa đựng bao nhiều giá trị truyền thống bên trong nhưng không phải vì thế mà chậm tiến, bảo thủ. Áo Dài luôn có sự thay đổi phù hợp với thời đại. Áo Dài luôn có những sự biến chuyển hình thức một cách rất tinh tế vừa đảm bảo tạo nét mới nhưng không làm mất đi những đường nét, tinh thần của Áo Dài nên dù cho thời đại nào trong lịch sử Áo Dài luôn có một chỗ đứng vững chắc trong trang phục Việt và luôn tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho bạn bè ngoại quốc.
Áo Dài chính là một ví dụ điển hình hoặc có thể nói là kinh điển của ví dụ về việc kế thừa truyền thống nhưng vẫn phù hợp với tinh thần thời đại. Thật là may mắn khi Áo Dài đã ra đời để chứa đựng bên trong nó bao nhiêu giá trị Việt và xứng đang một trong những Biểu tượng văn hóa Việt.
Nhìn chuyện Áo Dài mà Bờm nghĩ tới Kiến trúc Việt.
Bờm nghĩ rằng Kiến trúc Việt mình có rất nhiều thể loại công trình, phong cách kiến trúc, kỹ thuật kiến trúc, vật liệu kiến trúc... chứa đựng bên trong nó rất nhiều giá trị quý báu mà có lẽ nhiều anh em trong giới chúng ta đã mặc nhiên xem nhẹ chúng và vô tình mất đi một lượng giá trị kế thừa quý báu từ cha ông.
May mắn thay, Bờm thấy vẫn còn đâu đó một số người tâm huyết (trong đó có cả người ngoài giới kiến trúc) đang có gắng làm những việc rất tốt đẹp cho kiến trúc Việt. Trước mắt là bảo tồn, giữ gìn những kiến trúc còn sót lại; rồi tìm tòi, nghiên cứu, giải mã và đi vào ứng dụng những giá trị mà kiến trúc truyền thống để lại; đồng thời truyền cảm hứng tới giới trẻ nhằm cố gắng xây dựng một nền Kiến trúc Việt phù hợp với tinh thần thời đại nhưng vẫn giữ được những tinh hoa, giá trị truyền thống. Những việc làm đó nhằm khẳng định một nền Kiến trúc Việt đã có từ xa xưa và được tiếp nối tới ngày nay, có bản sắc, có bản lĩnh, có vị trí trên nền Kiến Trúc Thế giới.
Bờm nghĩ rằng cái ngày mà nền Kiến trúc Việt tự hào về chính mình, và được thế giới nhìn nhận một cách đúng đắn không còn xa nữa khi đâu đó con người càng ngày càng phải nhìn nhận về vấn đề văn hóa khi mà thế giới đang tiến tới "phẳng", và đặc biệt, theo quan điểm của Bờm thì trước măt nền Kiến trúc truyền thống Việt Nam là một kho tàng quý báu mà chúng ta nên tìm tòi, nghiên cứu, ứng dựng. Còn nhiều vật báu trong đó lắm, anh em chúng ta chưa phát hiện ra và sử dụng hết đâu... :))
p/s: Nhân ngày 20.10, Bờm xin cám ơn các cụ ngày trước đã để lại Áo Dài cho hậu thế sau này, một vật phẩm tôn lên nét đẹp kín đáo và dịu dàng của người phụ nữ; theo đánh giá của Bờm thì không một trang phục nào có thể làm tốt hơn Áo Dài về khoản đó.
Chúc chị em Việt Nam ngày càng đẹp hơn, giỏi giang hơn và bản lĩnh hơn nữa để có thể cùng với anh em Việt Nam hỗ trợ nhau sống hanh phúc hơn nữa.
"áo dài đâu chắc là sang
áo ngắn không có mới mang áo dài"
( câu thơ vui lụm lặt ở trong Bảo tàng :v)
suy nghĩ cá nhân nhưng chắc chắn sẽ đóng góp vào cái chung chung :))
Bờm
nguồn hình: gút gồ - internet
Nhận xét
Đăng nhận xét