[ Gió về kiến trúc ] Mái nhà, Bờm ơi !!!

Mái nhà tôi ơi, ngói đỏ xa vắng ..... :v

link nhạc để vừa nghe vừa đọc :)) [ 
https://www.youtube.com/watch?v=rTxiPJ2pcCs ]

Đã từ khi nào hình ảnh mái nhà ngói đỏ lại khó tìm đến thế ở Việt Nam ngay cả đối với cả vùng nông thôn.


Nói chi đâu xa, nhà của Bờm, một ngôi nhà cũng đã có tuổi nên mái ngói của nó đã xuống cấp. Cách đây vài năm, khi cái mái ngói ấy đã không còn chịu đưa mưa, nắng thì nhà Bờm đã quyết định thay em nó bằng một lớp tôn mới :v. Đúng là với ưu điểm là vừa rẻ, vừa tiện thì tôn luôn chiếm ưu thế trong việc thay thế các lớp mái ngói đã cũ. May mắn là nhà Bờm ở dưới quê và nhà Bờm cũng đã có đóng sẵn la-phông trần nên cái gọi là ảnh hưởng nhiệt của tôn không ảnh hưởng gì nhiều. Điều mà Bờm khó chịu chỉ là khi mưa xuống thì tiếng va chạm của mái tôn với mưa cứ phải gọi là như trống hội làng :)), còn đâu sự tĩnh lặng lúc mưa rơi thời mà thằng ngói còn tại vị trên đỉnh nhà Bờm :)).

Đấy là nhà Bờm, còn nhìn xung quanh, rồi nhìn từ quê cho tới phố thì đúng là mái ngói đã bị thất thế rất nhiều so với thằng tôn và thằng mái bằng. Bờm cũng không muốn đi sâu phân tích về ưu, nhược điểm tính chất của mỗi đứa. Nhưng không gian với hình ảnh các lớp mái ngói thật sự nó để lại trong Bờm nhiều cảm xúc đặc biệt hơn là những lớp mái tôn, lớp mái bằng hay lớp vật liệu hiện đại nào đó.

Từ thời ông bà ta ngày trước với cái mái ngói của đình làng, cho tới thời Pháp bước vào Việt Nam rồi tới cái ngày Pháp rời đi để lại cái di sản "kiến trúc Đông Dương" thì ta có thể thấy được diện mái là một diện rất lớn đối với không gian kiến trúc từ làng quê cho tới đô thị. Nó đã đi sâu vào ký ức của bao nhiêu con người Việt Nam, Bờm chắc chắn gần 100% người từ lứa Bờm trở lên vào lúc nhỏ khi vẽ về căn nhà đều phải vẽ một lớp mái ngói đỏ (đôi khi vì vẽ mái ngói dễ :)) ). Và hình ảnh mái ngói đã in sâu đến nỗi mọi người hay thêm cụm từ "... dưới một mái nhà" để chỉ sự gắn bó, thân thiết.

Và theo Bờm thì chính mái ngói đã góp phần rất lớn trong việc tạo sự gắn kết không gian kiến trúc, góp phần tại sự gần gũi khi đi lại trong một khu vực nhất định. Dù đi hướng nào, đi vào nhà nào với kiếu cách thiết kế như thế nào nhưng ta đều có thể cảm nhận được hình ảnh mái ngói trên mỗi ngôi nhà, kiểu như đi đâu cũng thấy mái nhà :)) (cảm giác này dễ nhận biết nhất khi đi vào các ngôi làng chưa bị tinh thần "tôn, bằng" lan tỏa tới)

Một ví dụ cụ thể hơn mà ta có thể thấy được tầm quan trọng của sự hiện diện mái ngói trong không gian đó chính là khu phố cổ Hội An. Khi nhìn vào những bức ảnh Hội An ta thấy sự hiện diện rõ của mái ngói. Nó tạo thành một lớp bao bọc cả không gian phố cổ Hội An, khiến cho đô thị ấy thêm phần nhẹ nhàng, trầm mặc với con sông Thu Bồn. Rồi ở thị trấn Đồng Văn, các lớp mái ngói cũng đã tạo thành một diện bao bọc, che chở và gắn kết cả thị trấn. Mái ngói giúp cả thị trấn ấm áp hẳn lên trong cái không khí se lạnh trên vùng cao nguyên Hà Giang.

Tiếp là phải kể đến mái ngói là một trong những phát kiến vĩ đại của cha ông ta, với lớp mái ngói được thi công phù hợp có thể nói là "đông ấm, hè mát", ăn đứt "bằng, tôn" nhiều :)). Thật ra, Bờm nghĩ ai cũng biết được ưu điểm đó nhưng có vẻ vì một cái gì đó "tiện" trước mắt mà ta bỏ quên một cái "TIỆN" rất lớn sau này. Điều đó có nên được tiếp tục chăng ???

Có thể Bờm hơi cực đoan, nhưng Bờm nghĩ nếu gần như tất cả các công trình đều được lợp mái ngói thì chắc không gian đô thị Việt Nam phải có một cái gì đó "chất" riêng. Không phải sao chép y nguyên mái truyền thống hay phải thiết kế cao siêu gì nhiều, đôi khỉ chỉ là đơn giản có lớp mái ngói một cách phù hợp với kiến trúc đã là tuyệt với lắm rồi  :))

Dù sao thì Bờm mong một ngày nào đó, mọi người sẽ để ý phần "TIỆN" lâu dài của mái ngói mà xem nó là một yếu tố có sức nặng trong viêc thiết kế, cải tạo các công trình kiến trúc.

p/s: nếu ai thấy Bờm sai chính tả chổ nào đó thì nhắc dùm Bờm nha, cám ơn :))


Bờm








Nhận xét

  1. Để giữ được mái ngói thật khó, khi mà trong nhà chỉ còn một người giữ,4-5 người muốn bỏ đi, thay thế. Một lần trải nghiệm đi lục tìm những viên ngói ở vùng quê Long An, Trí núi và Bờm đã chứng kiến chỉ có duy nhất người phụ nữ là muốn giữ lại ngói.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tóm tắt sách "Phương pháp học tập thông minh" - 1

Bút Rotring, một thời để nhớ !!! [ Gió về kiến trúc ]

Lời tuyên thệ KIẾN TRÚC SƯ (chế theo "lời thề Hippocrates - hiện đại")