Vài "lời bạt" ở sau "BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2"
Đang ngồi "ngựa" cho "BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2" :))
Có mấy lời dành cho phần sau của bài "luận" " Bảo tồn Di sản kiến trúc Bệnh viện Nhi Đồng 2" để mọi người có thể hiểu rõ thêm bài của mình. :v
Mấy lời này không biết gọi là gì thì Trí Núi có gợi ý gọi là "LỜI BẠT", lời bạt là gì thì mọi người lên gút gồ sợt nhóe :))
LỜI BẠT
Trong bài “Bảo tồn Di sản kiến trúc Bệnh viện Nhi Đồng 2” của Bờm có nhiều
vấn đề chưa rõ ràng, cụ thể, chưa đạt chuẩn hoàn toàn theo đúng tinh thần nghiên cứu
khoa học. Dù sao đây cũng là bài "luận" của một học viên "trẻ trâu" mới chập chững bước vào con đường nghiên cứu nên có điều gì sai sót âu cũng là lẻ thường mong
mọi người có thể cảm thông và nhẹ nhàng bỏ qua nhưng đồng thời mọi người hãy nhiệt
tình nhận xét, góp ý để đôi bên cùng phát triển, hoàn thiện mình.
Sau đây tạm thời là vài điều cần bàn trong bài "luận" mà
Bờm mạn phép trình bày theo quan điểm cá nhân trên tinh thần khách quan nhất:
1. Tên bài "luận" là “Bảo tồn Di sản kiến trúc Bệnh viện Nhi Đồng 2”, vấn đề ở đây là từ “di sản”, nên dùng từ “di sản” hay nên dùng từ “di tích”.
1. Tên bài "luận" là “Bảo tồn Di sản kiến trúc Bệnh viện Nhi Đồng 2”, vấn đề ở đây là từ “di sản”, nên dùng từ “di sản” hay nên dùng từ “di tích”.
Theo “Luật di sản văn hóa” (2009) cho biết:
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
-
Di tích lịch sử - văn
hóa là công trình xây dựng,
địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn Ngữ học Việt Nam (2006):
- Di tích là dấu vết của quá khứ
còn lưu lại trong lòng đất hoăc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch
sử.
Theo “Bảo tồn môi trường di sản” của Ngô Minh Hùng (2014):
- Di
sản kiến trúc (Architectural patrimony): Toàn bộ hoạt
động xây dựng của con người còn lại đến ngày nay ở dạng các công trình kiến
trúc đơn lẻ, các quần thể kiến trúc hoặc các đô thị.
Qua các khái niệm trên thì nên dùng “di sản” hay “di tích”
cho Bệnh viện Nhi Đồng 2. Dùng từ “di tích” thì hoàn toàn đúng và an toàn, khi
Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã được xếp hạng là Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp
thành phố. Nhưng từ “di tích” có đáp ứng đủ cho Bệnh viện Nhi Đồng 2, đặc biệt
là quá trình nghiên cứu để đưa ra giải pháp bảo tồn Bệnh viện Nhi Đồng 2 của
Bờm.
Trước tiên, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã là một di
tích có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật, và qua quá trình tìm hiểu thì Bệnh
viện đã có những giá trị cụ thể về lịch sử, văn hóa và khoa học theo đánh giá của Bờm trên tinh thần khoa học. Đồng thời Bệnh
viện Nhi Đồng 2 không chỉ là một công trình bệnh viện đơn thuần mà là một tài
sản có tính kế thừa từ thời Pháp thuộc cho đến hiện nay và sẽ dành cho cả thế hệ
mai sau nếu chúng ta bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý. Vì vậy, Bờm thiết nghĩ
sử dụng cụm từ “Di sản kiến trúc" cho Bệnh viện Nhi Đồng 2 là hoàn toàn hợp lý.
Đối với những ý kiến chưa đồng tình rằng Bệnh viện Nhi Đồng 2 chưa đủ gọi là "di sản" thì Bờm xin đưa thêm ý kiến là tại sao không hướng tới nó là "di sản" khi đây là một dự án bảo tồn, và dự án bảo tồn này sẽ tạo nó thành "di sản" như lời chuyên gia quy hoạch đô thị Christine Larousse từ Công ty Interscene
trong Hội thảo Pháp - Việt về kiến trúc và quy hoạch đô thị diễn ra ngày 09.05.2017: “Không chỉ bảo tồn mà phải tạo ra di sản cho đô thị”.
Đối với những ý kiến chưa đồng tình rằng Bệnh viện Nhi Đồng 2 chưa đủ gọi là "di sản" thì Bờm xin đưa thêm ý kiến là tại sao không hướng tới nó là "di sản" khi đây là một dự án bảo tồn, và dự án bảo tồn này sẽ tạo nó thành "di sản" như lời
2. Tại sao luận văn kiến trúc về lĩnh vực Bảo tồn và có công trình cụ thể là Bệnh viện Nhi Đồng 2 lại không có một hình ảnh về bản vẽ kiến trúc ???
Luận văn của Bờm là về Bảo tồn, chủ yếu tập trung vào mục tiêu làm
sao duy trì hoạt động Bệnh viện Nhi Đồng 2 với các đặc điểm nguyên gốc vốn có
của nó nên công việc chủ yếu của luận văn là tập trung làm sao có thể xây dựng
một dự án bảo tồn bệnh viện với tính khả thi cũng như tính cấp thiết của nó nhằm
quản lý sự thay đổi theo những phương pháp nhất định nhằm duy trì giá trị di
sản chứ không đi vào một dụ án trùng tu cụ thể nên không nhất thiết phải có bản vẽ kiến trúc. Còn các giải pháp trùng tu thì
luận văn có đề cấp đến và đi một các khái quát nhưng cũng đầy đủ và chi tiết về các
giải pháp nhằm bảo quản và trùng tu các đặc điểm kiến trúc của bệnh viện.
Ngoài ra, Bờm
không tìm kiếm được bản vẽ kiến trúc về Bệnh viện Nhi Đồng 2 và cũng không đủ
thời gian đẽ đo đạc và vẽ lại nên không thể cho thêm vào để bài luận văn thêm phần
sinh động và chi tiết hơn.
3. Vấn đề giữa “Bảo tồn” và “Trùng tu”.
Bảo
tồn là công việc chuyên nghiệp có sự kết hợp giữa nhiều ngành khoa học, nghệ
thuật, xã hội nhằm duy trì sự hoạt động của công trình di sản cùng với những đặc
điểm xác thực của nó. (định nghĩa được Bờm rút ra trong luận văn)
Theo “Bảo tồn và trùng
tu các di tích kiến trúc” của thầy Nguyễn Khởi thì:
Trùng
tu
(Restoration): Khôi phục những chổ hư hỏng như dạng ban đầu vốn có của nó.
Nên nhìn chung có thể phân biệt giữa bảo tồn và trùng tu như sau:
Bảo tồn là một công việc nhằm duy trì sự hoạt động của công trình
di sản với những đặc điểm xác thực của nó với những phương pháp nhất định trong
đó trùng tu là một phương pháp chủ yếu trong việc khôi phục những đặc điểm kiến
trúc bị hư hỏng.
4. Trong luận văn, Bờm sử dụng hướng tiếp cận “Khả năng tương tác/ Affordances” là phương pháp chủ yếu để đưa ra những đánh giá, nhận xét về tác động trong môi trường di sản của Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ đó có những đề xuất và giải pháp trong dự án Bảo tồn trong "BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2"
“Khả năng tương tác” là một phương pháp mới
được Bờm tiếp cận thông qua cuốn sách “Bảo tồn môi trường di sản” của Tiến sĩ
Ngô Minh Hùng xuất bản năm 2014.
Trong cuốn sách đó, anh Hùng đã có những nội dung khá bao quát
và đầy đủ về hoạt động bảo tồn trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời, anh Hùng
đã sử dụng “khả năng tương tác” vào công việc đánh giá môi trường di sản ở phố
cổ Hà Nội.
Bờm đã tiếp thu kiến thức trong quyển
sách của anh Hùng về khả năng tương tác và có sự chuyển biến phương pháp ấy
theo cách hiểu của mình và sử dụng chúng vào trong chính luận văn của mình
thông qua việc đánh giá môi trường di sản của Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Thật ra thì cách vận dụng phương pháp khả năng
tương tác của anh Hùng tương đối khá khó hiểu đối với Bờm, và Bờm cũng không đủ
điều kiện để tiếp xúc với ảnh để có thể nhận được một số góp ý và chỉ dẫn nên
Bờm đành vận dụng và sáng tạo cách đánh giá theo cách hiểu của mình nhưng vẫn
dựa trên những nền tảng của “khả năng tương tác” và nội dung tham khảo được từ anh
Hùng.
Vì vậy nếu bạn đọc có thắc mắc gì về “khả năng tương tác” và cách vận dụng thì Bờm nghĩ các bạn nên tìm hiểu về “Bảo tồn môi trường di sản” của Tiến sĩ
Ngô Minh Hùng được xuất bản bởi nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh hoặc trực tiếp liên hệ với tác giả, ngoài ra các bạn có thể liên hệ với Bờm nếu ít nhiều cần sự tư vấn. :v
5. Tri ân
Để hoàn thành và trình bày được bài "luận": Bảo tồn Di sản kiến trúc Bệnh viện Nhi Đồng 2 thì Bờm đã nhận rất nhiều sự giúp sức từ nhiều bên, nhiều thành phần (người có, vật có, hiện tượng siên nhiên có, thực có, ảo có, ông trời có, bà trăng có,...). Bờm xin gửi lời cảm ơn đến tất cả. Vì giới hạn lời văn nên Bờm không nhắc tên cụ thể, nhưng ai đã từng giúp Bờm thì hãy nhớ là rằng Bờm cám ơn rất nhiều.
Ở đây, Bờm xin viết thêm vài dòng cho một số người giúp đỡ rất nhiều đến bài "luận" của Bờm:
Đầu tiên.Bờm xin gửi lời cảm ơn tới Nguyễn Hữu Trí, người có thể xem là người ngoài cuộc đầu tiên đọc tạm hết bài "luận" của Bờm và đã có những góp ý chỉnh sữa cụ thể đó là phát hiện ra 200 lỗi chính tả đầu tiên của Bờm (bài Bờm chắc khoảng 300 lỗi chính tả - đúng là lỗi lớn, nếu làm gắt có khi không được bảo vệ, Bờm cũng xin cám ơn Hội Đồng một phần :v ).
Tiếp đến, Bờm xin gửi lời cám ơn tới anh Ngô Minh Hùng vì đã ảnh hưởng lớn đến hướng tiếp cận và cách giải quyết vấn đề trong bài luận văn “Bảo tồn Di sản kiến trúc Bệnh viện Nhi Đồng 2” của Bờm.
5. Tri ân
Để hoàn thành và trình bày được bài "luận": Bảo tồn Di sản kiến trúc Bệnh viện Nhi Đồng 2 thì Bờm đã nhận rất nhiều sự giúp sức từ nhiều bên, nhiều thành phần (người có, vật có, hiện tượng siên nhiên có, thực có, ảo có, ông trời có, bà trăng có,...). Bờm xin gửi lời cảm ơn đến tất cả. Vì giới hạn lời văn nên Bờm không nhắc tên cụ thể, nhưng ai đã từng giúp Bờm thì hãy nhớ là rằng Bờm cám ơn rất nhiều.
Ở đây, Bờm xin viết thêm vài dòng cho một số người giúp đỡ rất nhiều đến bài "luận" của Bờm:
Đầu tiên.Bờm xin gửi lời cảm ơn tới Nguyễn Hữu Trí, người có thể xem là người ngoài cuộc đầu tiên đọc tạm hết bài "luận" của Bờm và đã có những góp ý chỉnh sữa cụ thể đó là phát hiện ra 200 lỗi chính tả đầu tiên của Bờm (bài Bờm chắc khoảng 300 lỗi chính tả - đúng là lỗi lớn, nếu làm gắt có khi không được bảo vệ, Bờm cũng xin cám ơn Hội Đồng một phần :v ).
Tiếp đến, Bờm xin gửi lời cám ơn tới anh Ngô Minh Hùng vì đã ảnh hưởng lớn đến hướng tiếp cận và cách giải quyết vấn đề trong bài luận văn “Bảo tồn Di sản kiến trúc Bệnh viện Nhi Đồng 2” của Bờm.
Đặc biệt, Bờm xin cảm ơn tới thầy hướng dẫn của
Bờm, thầy Trần Văn Khải. Thầy đã có những góp ý và hướng dẫn quan trọng ảnh
hưởng tới hướng đi và tầm nhìn của Bờm. Nhưng một phần, Bờm cũng xin gửi lời
xin lỗi tới thầy khi trong buổi trình bày trước hội đồng, Bờm không thể trình bày một cách rõ ràng và
trả lời đầy đủ những vấn đề được hỏi khiến cho những công sức của hai thầy trò
không được hội đồng hiểu rõ, đặc biệt là cụm từ “di sản”. Ngoài ra là vấn đề
phân biệt giữa “bảo tồn” và “trùng tu”, học trò cũng đã không làm tốt làm ảnh
hưởng uy tín của thầy. Trò thành thật xin lỗi thầy.
Nhưng trên tất cả, Bờm cảm ơn thầy rất nhiều,
thầy đã cho trò tự do làm việc với tinh thần cá nhân cao nhất, để cho trò thoải mái
thể hiện “cái tôi”, đồng thời là những góp ý gợi mở nhưng không áp đặt đã giúp
trò phát triển rất nhiều, và quan trọng nhất là thầy đã nhận lời hướng dẫn cho trò chỉ
ngay sau cuộc gọi đầu tiên. Bờm rất cảm kích thầy vì điều đó.
Bờm xin cảm ơn thầy rất nhiều, cám ơn thầy vì tất cả!!!
< Chưa chuẩn nhưng quá Toẹt vời :)) >
< Chưa chuẩn nhưng quá Toẹt vời :)) >
Thứ ba.05.12.2017
Bờm yếu hết :3
nguồn hình: gút gồ - internet
vài bài báo tham khảo về Bệnh viện Nhi Đồng 2:
https://thanhnien.vn/van-hoa/benh-vien-nhi-dong-2-tro-thanh-di-tich-708432.html
http://nld.com.vn/ban-doc/di-san-kien-truc--sao-pha-bo--20090924102930609.htm
http://ashui.com/mag/tuongtac/goc-nhin/1645-vi-sao-phai-bao-ton-benh-vien-nhi-dong-2.html
https://tuoitre.vn/benh-vien-nhi-dong-2-la-di-san-339033.htm
http://xuanay.vn/tap-chi-xua-nay/tu-benh-vien-grall-den-benh-vien-nhi-dong-2/
http://thaolqd.blogspot.com/2015/11/nhung-toa-nha-xua-cua-sai-gon-benh-vien.html
vài bài báo tham khảo về Bệnh viện Nhi Đồng 2:
https://thanhnien.vn/van-hoa/benh-vien-nhi-dong-2-tro-thanh-di-tich-708432.html
http://nld.com.vn/ban-doc/di-san-kien-truc--sao-pha-bo--20090924102930609.htm
http://ashui.com/mag/tuongtac/goc-nhin/1645-vi-sao-phai-bao-ton-benh-vien-nhi-dong-2.html
https://tuoitre.vn/benh-vien-nhi-dong-2-la-di-san-339033.htm
http://xuanay.vn/tap-chi-xua-nay/tu-benh-vien-grall-den-benh-vien-nhi-dong-2/
http://thaolqd.blogspot.com/2015/11/nhung-toa-nha-xua-cua-sai-gon-benh-vien.html
Trên tinh thần khoa học chân chính: "mọi điều phải xuất phát từ trái tim".
Trả lờiXóaBờm đã đạt được cái nhiệt huyết, đặt được cái tâm mà ở đây là cái quan điểm cá nhân vào trong một bài nghiên cứu khoa học. Điều đó có nhiều mặt tích cực.
Đầu tiên, khi đọc bài Bờm, Trí Núi là một người có kiến thức bảo tồn bằng 0, thông qua việc kiểm tra lỗi chính tả dùm Bờm, mình đã nạp được một mớ kiến thức về bảo tồn một di sản. Dù rằng, trước đây đã từng học bảo tồn, đọc sách bảo tồn nhưng mọi thứ đều khó hiểu quá, phải công nhận là văn phong Bờm nghe dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn. Nói về ý nghĩa của luận văn của Bờm, nó đã giúp mình tiếp cận được với một lĩnh vực theo mình là khó, và mình tin là sẽ giúp nhiều đàn em hơn nữa sau khi đọc bài Bờm.
Về bảo vệ luận văn, Bờm hơn mình ở chỗ là bản lĩnh trên hội đồng, hôm đó, ai cũng thấy phong cách bảo vệ của Bờm hơn hẳn những người đi dạy lâu năm, hơn ở đây là trái tim Bờm đã đặt vào cái mình đang "diễn thuyết".
Kiến thức, khối óc có thể trau dồi thêm trên suốt cuộc đời, quan trọng là trái tim ta đặt vào trước mỗi chặng đường. Bờm sóng thần, chấp hết!
Cảm ơn bạn đã đọc sách BTMTDS. nmH
Trả lờiXóa