Tóm tắt sách "Phương pháp học tập thông minh" - 2
[ https://www.youtube.com/watch?v=gnprXfNz7Jc ]
Bí ẩn bộ não và hành vi của trẻ trong độ tuổi vị thành niên
Não bộ của trẻ ở giai đoạn dậy thì thường bị kích thích bởi những thứ khiến cho trẻ có cảm giác mình đang đánh mất dần sự tự do và quyền tự chủ của bản thân. Tại sao lại như vậy?
Vào lứa tuổi thiếu niên, khả năng xác định các mối nguy hiểm trong cuộc sống của trẻ chưa thực sự phát triển, chính vì thế để xác định được những mối nguy hiểm đồi hỏi trẻ phải thực sự tập trung và vận dụng tối đa công suất của bộ não.
Nếu trẻ thực sự chú ý, chúng hoàn toàn có thể đưa ra những đánh giá chính xác về các mối nguy hiểm trước mắt không khác gì những người trưởng thành, nhưng thật sự thì trẻ vị thành niên lại có nguy cơ phạm sai lầm nhiều hơn so với người trưởng thành.
Đầu tiên, các nhà khoa học thần kinh đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên là do vấn đề nhận thức "nóng" và "lạnh". Đối với trẻ vị thành niên, bất cứ tác nhân nào gây sức ép tinh thần của chúng - bao gồm nỗi lo lắng bị cô lập với bạn bè, khát khao trông thật thời trang, sành điệu, nỗi sợ hãi khi làm mất lòng ai đó hoặc ngay những bất đồng với cha mẹ cũng đều khiến trẻ nảy sinh trạng thái nhận thức "nóng".
Đặc điểm thứ hai của não bộ trẻ vị thành niên cần quan tâm đó chính là sự gia tăng melatonin sẽ dẫn tói việc trẻ trong độ tuổi dậy thì có nhu cầu ngủ nhiều hơn những người khác, điều này cũng lý giải tại sao trẻ thường thích ngủ nướng vào mỗi ngày cuối tuần. Hơn thế nữa, tuy trẻ có nhu cầu ngủ nhiều hơn, nhưng chúng phải đối mặt với vô số công việc mỗi ngày bao gồm đi học sớm vào buổi sáng, làm bài tập về nhà, tham gia đủ các hoạt động. Chính vì thế, trẻ vị thành niên luôn dễ rơi vào trạng thái nhận thức "nóng", cảm xúc thay đổi thất thường, mệt mỏi vì thiếu ngủ. Tất cả những điều kể trên gây ra tình trạng "nổi loạn, khó bảo" của trẻ ở tuổi dậy thì.
Đặc điểm thứ ba cần phải kể đến đó là hệ thống thần kinh viền, bộ phận nghiêng về tình cảm và bản năng của não bộ. Nói nôm na là do ảnh hưởng thời kỳ não bộ đang hoàn thiện nên trẻ bị thành niên dễ có xu hướng hành động theo cảm tính hơn là lý tính, cùng với đó là việc trẻ dễ trở nên nóng giận, cảm xúc thất thường và dễ đưa ra những quyết định thiếu suy xét.
Đặc điểm cuối cùng phải kể đến đó là xu hướng tìm kiếm cảm giác mới lạ của trẻ vị thành niên.Chúng khao khát được tham gia vào những thử thách đầy mạo hiểm để giúp chùng tìm thấy hững thú. Dĩ nhiên những trải nghiệm cảm giác mạnh thường đi đôi với những mối nguy hiểm.
Qua các đặc điểm trên ta có thể thấy được sự thay đổi của não bộ trẻ vào giai đoạn vị thành niên nên những diến biến thất thường vào thời kỳ dậy thì là hoàn toàn tất yếu. Mong rằng các bậc phụ huynh có thể phần nào hiểu thêm và dành sự cảm thông cũng như bỏ ra nhiều tâm trí hơn cho con em mình vào thời kỳ chuyển giao quan trọng này.
Nội dung được tóm tắt từ quyển sách Phương pháp học tập thông minh - Smart but scarttered teens của Richard Guare và Peg Dawson của Nxb Dân Trí, 2017.
(Nếu thật sự quan tâm về chủ đề này thì bạn nên mua sách để đạt được hiệu quả cao nhất)
Bí ẩn bộ não và hành vi của trẻ trong độ tuổi vị thành niên
Não bộ của trẻ ở giai đoạn dậy thì thường bị kích thích bởi những thứ khiến cho trẻ có cảm giác mình đang đánh mất dần sự tự do và quyền tự chủ của bản thân. Tại sao lại như vậy?
Vào lứa tuổi thiếu niên, khả năng xác định các mối nguy hiểm trong cuộc sống của trẻ chưa thực sự phát triển, chính vì thế để xác định được những mối nguy hiểm đồi hỏi trẻ phải thực sự tập trung và vận dụng tối đa công suất của bộ não.
Nếu trẻ thực sự chú ý, chúng hoàn toàn có thể đưa ra những đánh giá chính xác về các mối nguy hiểm trước mắt không khác gì những người trưởng thành, nhưng thật sự thì trẻ vị thành niên lại có nguy cơ phạm sai lầm nhiều hơn so với người trưởng thành.
Đầu tiên, các nhà khoa học thần kinh đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên là do vấn đề nhận thức "nóng" và "lạnh". Đối với trẻ vị thành niên, bất cứ tác nhân nào gây sức ép tinh thần của chúng - bao gồm nỗi lo lắng bị cô lập với bạn bè, khát khao trông thật thời trang, sành điệu, nỗi sợ hãi khi làm mất lòng ai đó hoặc ngay những bất đồng với cha mẹ cũng đều khiến trẻ nảy sinh trạng thái nhận thức "nóng".
Đặc điểm thứ hai của não bộ trẻ vị thành niên cần quan tâm đó chính là sự gia tăng melatonin sẽ dẫn tói việc trẻ trong độ tuổi dậy thì có nhu cầu ngủ nhiều hơn những người khác, điều này cũng lý giải tại sao trẻ thường thích ngủ nướng vào mỗi ngày cuối tuần. Hơn thế nữa, tuy trẻ có nhu cầu ngủ nhiều hơn, nhưng chúng phải đối mặt với vô số công việc mỗi ngày bao gồm đi học sớm vào buổi sáng, làm bài tập về nhà, tham gia đủ các hoạt động. Chính vì thế, trẻ vị thành niên luôn dễ rơi vào trạng thái nhận thức "nóng", cảm xúc thay đổi thất thường, mệt mỏi vì thiếu ngủ. Tất cả những điều kể trên gây ra tình trạng "nổi loạn, khó bảo" của trẻ ở tuổi dậy thì.
Đặc điểm thứ ba cần phải kể đến đó là hệ thống thần kinh viền, bộ phận nghiêng về tình cảm và bản năng của não bộ. Nói nôm na là do ảnh hưởng thời kỳ não bộ đang hoàn thiện nên trẻ bị thành niên dễ có xu hướng hành động theo cảm tính hơn là lý tính, cùng với đó là việc trẻ dễ trở nên nóng giận, cảm xúc thất thường và dễ đưa ra những quyết định thiếu suy xét.
Đặc điểm cuối cùng phải kể đến đó là xu hướng tìm kiếm cảm giác mới lạ của trẻ vị thành niên.Chúng khao khát được tham gia vào những thử thách đầy mạo hiểm để giúp chùng tìm thấy hững thú. Dĩ nhiên những trải nghiệm cảm giác mạnh thường đi đôi với những mối nguy hiểm.
Qua các đặc điểm trên ta có thể thấy được sự thay đổi của não bộ trẻ vào giai đoạn vị thành niên nên những diến biến thất thường vào thời kỳ dậy thì là hoàn toàn tất yếu. Mong rằng các bậc phụ huynh có thể phần nào hiểu thêm và dành sự cảm thông cũng như bỏ ra nhiều tâm trí hơn cho con em mình vào thời kỳ chuyển giao quan trọng này.
Nhận xét
Đăng nhận xét