Tóm tắt sách "Phương pháp học tập thông minh" - 3
[ https://www.youtube.com/watch?v=RSJbYWPEaxw ]
Tại sao trẻ vị thành niên lại thiếu hụt về kỹ năng điều hành
Sự thiếu hụt kỹ năng điều hành của trẻ vị thành niên xuất phát từ ba nguyên nhân chính.
Nguyên nhân đầu tiên là do những chấn thương hay các hội chứng bất thường ở não bộ bao gồm hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, hội chứng tự kỷ,...
Nguyên nhân thứ hai bao gồm các điều kiện tác động khách quan ảnh hưởng gián tiếp tới kỹ năng điều hành của trẻ, nó có thể là những rối loạn thời gian nghĩ ngơi, rối loạn tâm lý (cảm xúc tuyệt vọng hay lo lắng) và rối loạn thói quen sinh hoạt (việc sử dụng ma túy hay chất có cồn).
Nguyên nhân cuối cùng xuất phát từ bản thân mỗi người.
Tầm ảnh hưởng của phương thức giáo dục tới sự phát triển kỹ năng điều hành của trẻ vị thành niên
Trong nhiều trường hợp, phương thức giáo dục của các bậc phụ huynh có thể gây trở ngại đối với việc hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng điều hành. Sau đây là sáu nhóm tiêu biểu của phương thức giáo dục "phản tác dụng" của đại đa số phụ huynh được điều tra và sắp xếp nhóm lại.
1. Các bậc phụ huynh can thiệp quá sâu (kiểm soát mọi vấn đề có thể). Đây là phương thức giáo duc phổ biến mà các bậc cha mẹ thường sử dụng để dạy cho những đứa trẻ thiếu hụt kỹ năng điều hành. Chính sự quan tâm quá mức của các bậc cha mẹ sẽ khiến trẻ dễ dàng phụ thuộc và quen với cuộc sống hưởng thụ đó, điều đó sẽ khiến việc phát triển kỹ năng điều hành của trẻ bị đình trệ.
2. Cha mẹ nào cũng muốn giúp đỡ con cái, nhưng sự giúp đỡ của các bậc cha mẹ lại thường thiếu sự theo dõi cần thiết. Một số phụ huynh có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời để hỗ trợ con cái phát triển kỹ năng điều hành, thậm chí đã lên kế hoạch rất hoàn hảo để giúp đỡ con thế nhưng điều quan trọng là họ không thể theo đến cùng những công việc mà họ đã vạch ra.
Khi chính bản thân phụ huynh mắc lỗi kỹ năng điều hành (quên việc đã hứa với trẻ) thì thật khó để họ làm gương cho trẻ.
3. Các bậc phụ huynh thường cảm thấy e ngại khi đối diện với con cái mình. Một số phụ huynh còn có thói quen thay trẻ viện cớ, họ thường việc cớ rằng các kỹ ăng điều hành thường phát triển một cách chậm chạp, thậm chí khá muộn trong một vài trường hợp thay vi thừa nhận rằng con cái mình không được định hướng đúng đắn. Các bậc phụ huynh dạy con theo phương thức này thường có xu hướng chịu trách nhiệm thay con. Hậu quả của phương thức này đó là hình cho trẻ một ý niệm, "Cứ thoải mái mắc lỗi và bố mẹ sẽ gánh mọi hậu quả thay mình".
4. Các bậc phụ huynh thường dạy con theo tư tưởng " Thương cho roi cho vọt". Việc học hỏi từ những sai lầm sẽ giúp trẻ trưởng thành hơn, đó là điều không thể chối cải. Tuy nhiên đối với trẻ vị thành niên, khi não bộ của chúng chưa phát triển toàn diện và đi kèm với đó là sự thiếu hụt một số nhóm kỹ năng điều hành nhất định, vì vậy để trẻ vấp ngã hết lần này đến lần khác sẽ không phải là một phương pháp giáo dục hợp lý.Trong trường hợp này việc trừng phạt không đem lại bất cứ hiệu quả gì, thậm chí còn khiến tình hình trở nên xấu hơn. Sự thất bại không chỉ khiến trẻ mất dần sự tự tin mà còn khiến cho không khí gia đình trở nên căng thẳng. Trẻ sẽ dễ ngộ nhận rằng cha mẹ không hề yêu thương chúng hoặc chúng sẽ nghĩ rằng dù có làm bất điều gì đi chăng nữa thì cha mẹ cũng không bao giờ cảm thấy hài lòng.
5. Các bậc phụ huynh dạy con theo phương thức "trước sau bất nhất". Các bậc phụ huynh theo phương thức giáo dục này thường cho rằng trẻ sẽ tự giác thực hiện nhiệm vụ mà chúng được giao, chính vì thế mà họ cho phép trẻ tự do tự lập, khi họ phát hiện rằng những gì trẻ đang làm không đáp ứng được kỳ vọng của mình, họ sẽ sử dụng những hình phạt nặng nề đến mức chính họ cũng không thực hiện được. Kết cục trẻ sẽ học được một bài học quý báu: "Hãy chịu khó nhẫn nhịn, cha mẹ sẽ chỉ bực tức một lúc thôi, xong đâu lại vào đấy, chẳng vấn đề gì cả".
6. Các bậc phụ huynh mâu thuẫn trong việc giải quyết vấn đề. Đôi khi các cặp cha mẹ không thể tìm thấy tiếng nói chung khi giải quyết vấn đề liên quan tới sự phát triển kỹ năng điều hành của trẻ. Khi cha và mẹ có những phương thức hướng dẫn, can thiệp khác nhau sẽ khiến trẻ bối rối. Bên cạnh đó, khi cha mẹ cãi vã tranh luận vô tình khiến trẻ hoc được cách lơi dụng tình huống để phục vụ lợi ích của bản thân.
Các phương thức giáo dục "phản tác dụng" kể trên đều khác nhau và dĩ nhiên tác động tiêu cực của chúng cũng không giống nhau.
Sau đây là phương pháp giáo dục "hiệu quả" nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng điều hành:
PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC QUYỀN LỰC - DÂN CHỦ
Sự dụng phương thức này, các bậc phụ huynh cần phải:
- Lắng nghe những điều con cái muốn nói.
- Cho phép con cái trình bày ý kiến và quyết định của bản thân chúng trước khi đưa ra phương án của mình.
- Sử dụng phương pháp tiếp cận mang tính hợp tác, cùng nhau giải quyết vấn đề.
- Quá trình nói chuyện, trao đổi dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
- Chia sẻ ý kiến và quan điểm khách quan.
- Sẵn sàng đưa ra những kết luận hợp lý sau khi thảo luận (boa gồm nguyên tắc và hình phạt nếu cần thiết)
Nội dung được tóm tắt từ quyển sách Phương pháp học tập thông minh - Smart but scarttered teens của Richard Guare và Peg Dawson của Nxb Dân Trí, 2017.
(Nếu thật sự quan tâm về chủ đề này thì bạn nên mua sách để đạt được hiệu quả cao nhất)
Sự thiếu hụt kỹ năng điều hành của trẻ vị thành niên xuất phát từ ba nguyên nhân chính.
Nguyên nhân đầu tiên là do những chấn thương hay các hội chứng bất thường ở não bộ bao gồm hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, hội chứng tự kỷ,...
Nguyên nhân thứ hai bao gồm các điều kiện tác động khách quan ảnh hưởng gián tiếp tới kỹ năng điều hành của trẻ, nó có thể là những rối loạn thời gian nghĩ ngơi, rối loạn tâm lý (cảm xúc tuyệt vọng hay lo lắng) và rối loạn thói quen sinh hoạt (việc sử dụng ma túy hay chất có cồn).
Nguyên nhân cuối cùng xuất phát từ bản thân mỗi người.
Tầm ảnh hưởng của phương thức giáo dục tới sự phát triển kỹ năng điều hành của trẻ vị thành niên
Trong nhiều trường hợp, phương thức giáo dục của các bậc phụ huynh có thể gây trở ngại đối với việc hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng điều hành. Sau đây là sáu nhóm tiêu biểu của phương thức giáo dục "phản tác dụng" của đại đa số phụ huynh được điều tra và sắp xếp nhóm lại.
1. Các bậc phụ huynh can thiệp quá sâu (kiểm soát mọi vấn đề có thể). Đây là phương thức giáo duc phổ biến mà các bậc cha mẹ thường sử dụng để dạy cho những đứa trẻ thiếu hụt kỹ năng điều hành. Chính sự quan tâm quá mức của các bậc cha mẹ sẽ khiến trẻ dễ dàng phụ thuộc và quen với cuộc sống hưởng thụ đó, điều đó sẽ khiến việc phát triển kỹ năng điều hành của trẻ bị đình trệ.
2. Cha mẹ nào cũng muốn giúp đỡ con cái, nhưng sự giúp đỡ của các bậc cha mẹ lại thường thiếu sự theo dõi cần thiết. Một số phụ huynh có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời để hỗ trợ con cái phát triển kỹ năng điều hành, thậm chí đã lên kế hoạch rất hoàn hảo để giúp đỡ con thế nhưng điều quan trọng là họ không thể theo đến cùng những công việc mà họ đã vạch ra.
Khi chính bản thân phụ huynh mắc lỗi kỹ năng điều hành (quên việc đã hứa với trẻ) thì thật khó để họ làm gương cho trẻ.
3. Các bậc phụ huynh thường cảm thấy e ngại khi đối diện với con cái mình. Một số phụ huynh còn có thói quen thay trẻ viện cớ, họ thường việc cớ rằng các kỹ ăng điều hành thường phát triển một cách chậm chạp, thậm chí khá muộn trong một vài trường hợp thay vi thừa nhận rằng con cái mình không được định hướng đúng đắn. Các bậc phụ huynh dạy con theo phương thức này thường có xu hướng chịu trách nhiệm thay con. Hậu quả của phương thức này đó là hình cho trẻ một ý niệm, "Cứ thoải mái mắc lỗi và bố mẹ sẽ gánh mọi hậu quả thay mình".
4. Các bậc phụ huynh thường dạy con theo tư tưởng " Thương cho roi cho vọt". Việc học hỏi từ những sai lầm sẽ giúp trẻ trưởng thành hơn, đó là điều không thể chối cải. Tuy nhiên đối với trẻ vị thành niên, khi não bộ của chúng chưa phát triển toàn diện và đi kèm với đó là sự thiếu hụt một số nhóm kỹ năng điều hành nhất định, vì vậy để trẻ vấp ngã hết lần này đến lần khác sẽ không phải là một phương pháp giáo dục hợp lý.Trong trường hợp này việc trừng phạt không đem lại bất cứ hiệu quả gì, thậm chí còn khiến tình hình trở nên xấu hơn. Sự thất bại không chỉ khiến trẻ mất dần sự tự tin mà còn khiến cho không khí gia đình trở nên căng thẳng. Trẻ sẽ dễ ngộ nhận rằng cha mẹ không hề yêu thương chúng hoặc chúng sẽ nghĩ rằng dù có làm bất điều gì đi chăng nữa thì cha mẹ cũng không bao giờ cảm thấy hài lòng.
5. Các bậc phụ huynh dạy con theo phương thức "trước sau bất nhất". Các bậc phụ huynh theo phương thức giáo dục này thường cho rằng trẻ sẽ tự giác thực hiện nhiệm vụ mà chúng được giao, chính vì thế mà họ cho phép trẻ tự do tự lập, khi họ phát hiện rằng những gì trẻ đang làm không đáp ứng được kỳ vọng của mình, họ sẽ sử dụng những hình phạt nặng nề đến mức chính họ cũng không thực hiện được. Kết cục trẻ sẽ học được một bài học quý báu: "Hãy chịu khó nhẫn nhịn, cha mẹ sẽ chỉ bực tức một lúc thôi, xong đâu lại vào đấy, chẳng vấn đề gì cả".
6. Các bậc phụ huynh mâu thuẫn trong việc giải quyết vấn đề. Đôi khi các cặp cha mẹ không thể tìm thấy tiếng nói chung khi giải quyết vấn đề liên quan tới sự phát triển kỹ năng điều hành của trẻ. Khi cha và mẹ có những phương thức hướng dẫn, can thiệp khác nhau sẽ khiến trẻ bối rối. Bên cạnh đó, khi cha mẹ cãi vã tranh luận vô tình khiến trẻ hoc được cách lơi dụng tình huống để phục vụ lợi ích của bản thân.
Các phương thức giáo dục "phản tác dụng" kể trên đều khác nhau và dĩ nhiên tác động tiêu cực của chúng cũng không giống nhau.
Sau đây là phương pháp giáo dục "hiệu quả" nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng điều hành:
PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC QUYỀN LỰC - DÂN CHỦ
Sự dụng phương thức này, các bậc phụ huynh cần phải:
- Lắng nghe những điều con cái muốn nói.
- Cho phép con cái trình bày ý kiến và quyết định của bản thân chúng trước khi đưa ra phương án của mình.
- Sử dụng phương pháp tiếp cận mang tính hợp tác, cùng nhau giải quyết vấn đề.
- Quá trình nói chuyện, trao đổi dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
- Chia sẻ ý kiến và quan điểm khách quan.
- Sẵn sàng đưa ra những kết luận hợp lý sau khi thảo luận (boa gồm nguyên tắc và hình phạt nếu cần thiết)
Nhận xét
Đăng nhận xét