Tóm tắt sách "Phương pháp học tập thông minh" - 4

[ https://www.youtube.com/watch?v=l7vUNo-GjOk ]


Nội dung được tóm tắt từ quyển sách Phương pháp học tập thông minh - Smart but scarttered teens của Richard Guare và Peg Dawson của Nxb Dân Trí, 2017.

(Nếu thật sự quan tâm về chủ đề này thì bạn nên mua sách để đạt được hiệu quả cao nhất)


10 nguyên tắc giúp trẻ phát triển kỹ năng điều hành

1. Đừng cho rằng vấn đề ở chổ trẻ không muốn sử dụng kỹ năng điều hành

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, các bậc phụ huynh thường cho rằng chúng không sử dụng kỹ năng điều hành - ý nghĩa đó của các bậc phụ huynh xuất phát từ việc trẻ thiếu động lực.

Động lực là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định hành vi của trẻ vị thành niên. Các vị phụ huynh cần phải nhận ra sự khác biệt giữa thiếu động lực và thiếu kỹ năng.

2. Bạn cần phải giúp trẻ học tập và tích lũy các kỹ năng điều hành, bởi lẽ trẻ sẽ khó có thể tiếp thu những kỹ năng này chỉ thông qua việc quan sát và tự học

Một số trẻ vị thành niên có khả năng quan sát, học tập và sử dụng kỹ năng điều hành thuần thục từ khi mới sinh, trong khí số còn lại gặp không ít trở ngại và khó khăn trong việc tiếp nhận các kỹ năng điều hành nếu chúng phải tự lực cánh sinh. Đặc biệt, khi trẻ bước vào giai đoạn tuổi vị thành niên, với khối lượng kiến thức khổng lồ mà trẻ phải tiếp nhận mỗi ngày trong khi khả năng xử lý thông tin của trẻ có giới hạn, bởi vậy đừng nên trong chờ vào việc trẻ tự phát triển kỹ năng điều hành. Mặc khác, có rất nhiều khả năng trẻ sẽ phải đối mặt với những mối nguy hiểm mà não bộ chưa hoàn thiện của chúng không thể phân biệt được đúng sai, phải trái, nếu bạn không can thiệp kịp thời có thể trẻ rất dễ chệch hướng.


3. Thấu hiểu sự khát khao tự chủ của trẻ và tạo cơ hội để chúng đưa ra những quyết định độc lập

Một trong những khác biệt cơ bản của trẻ ở giai đoạn thiếu niên và giai đoạn vị thành niên là mong muốn nắm quyền kiểm soát và độc lập của chúng. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần phải tìm kiếm cơ hội để trẻ có thể thể hiện được sự độc lập của mình mà không phải đối mặt với bất cứ nguy cơ nào. Một trong những cách hiệu quả để các bậc phụ huynh làm điều này là giúp đỡ trẻ thực hiện mục tiêu mà chúng mong muốn và các bậc phụ huynh cần ủng hộ chúng hết lòng.

4. Dù mục tiêu của các bậc phụ huynh là dần dần nới lỏng vòng tay để trẻ độc lập phát triển, nhưng việc thường xuyên theo dõi và can thiệp kịp thời khi trẻ đi chệch hướng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Nhiệm vụ của các bậc phụ huynh là xác nhận xem trong trường hợp nào, bạn sẵn sàng cho phép trẻ mạo hiểm và trong trường hợp nào thì trẻ không được phép mạo hiểm.

5. Mưa dầm thấm lâu

Bạn cần lưu ý rằng, đừng kỳ vọng quá nhiều vào sự thay đổi nhanh chóng của trẻ, bởi mọi thứ đều cần có thời gian vì thế hãy hướng dẫn trẻ từng bước một. Sau khi trẻ đã làm quen với những việc nhỏ, bạn bắt đầu dạy trẻ những nhiệm vụ lớn hơn.

6. Hỗ trợ trẻ chứ không phải làm phiền chúng

Các bậc phụ huynh cần học cách lắng nghe suy nghĩ của trẻ, dĩ nhiên điều này không đồng nghĩa với sự nhu nhược và a dua, bạn tôn trọng suy nghĩ của chúng nhưng đồng thời cũng đưa ra những chính kiến và nguyên tắc của riêng mình.

Hãy hạn chế chỉ trích chúng vì chúng chưa cố gắng hết sức mình hoặc đừng nói với chúng những câu kiểu như: "Nếu con chịu nghe lời thì kết quả đã khác". Những thứ dễ dàng với bạn không có nghĩa dễ dàng với trẻ.

Hãy nói cho trẻ biết lý do tại sao bạn không cho phép chúng làm cái này cái kia, hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng tất cả những gì bạn làm đều xuất phát từ tình yêu của bạn dành cho chúng và những nỗi lo lắng của bạn khi chúng vấp ngã.

7. Nhận thức chính xác về khả năng của trẻ

Bước đầu tiên giúp bạn nhận ra những kỹ năng điều hành mà trẻ còn khuyết thiếu là nhận thức chính xác khả năng của trẻ. Điều gì chúng có thể làm và điều gì chúng không thể làm được.

Đầu tiên chúng ta đề cập tới những nhiệm vụ mà trẻ không thực sự giỏi: Các bậc phụ huynh có thể bắt đầu dạy trẻ bằng cách chia nhiệm vụ thành từng bước nhỏ và khuyến khích trẻ thực hiện lần lượt từng bước một. Trẻ chỉ được phép tiến tới bước tiếp theo khi đã thuần thục các bước trước đó.
Cuối cùng, đừng dựa vào suy nghĩ của bản thân để áp đặt lên trẻ.

8. Chỉ nên hỗ trợ trẻ ở mức độ vừa đủ để giúp trẻ thành công

Để thực hiện nguyên tắc này, trước hết bạn cần xem xét những việc bạn đang làm và tiếp tục làm để giúp trẻ tự tin hoàn thành công việc một cách độc lập. Tiếp theo các bậc phụ huynh cần đánh giá, liệu trẻ có thể tự mình thực hiện công việc đến đâu để từ đó kịp thời đưa ra quyết định khi nào sẽ can thiệp hỗ trợ chúng.

Bạn cần nhớ rằng việc bạn nên làm là trở thành một người quan sát chủ động, luôn kịp thời hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

9. Duy trì sự hỗ trợ cho tới khi trẻ thành thạo các bược thực hiện một công việc hoặc cho đến khi chúng hoàn thành tốt công việc được giao

Vấn đề đặt ra cho các bậc phụ huynh đó là làm thế nào để vừa có thể giám sát trẻ mà không xâm phạm tới quyền độc lập tự chủ của chúng. Mâu thuẫn rất dễ xảy ra khi trẻ có phản ứng bài xích với sự hỗ trợ của phụ huynh. Điều quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ đó là cố gắng không bị ảnh hưởng bởi thái độ của trẻ, không nên để sự tức giận khiến bạn bỏ rơi trẻ.

10. Đừng bao giờ ngừng việc hỗ trợ trẻ một cách đột ngột, hãy làm điều đó từ từ để chúng có thời gia làm quen với sự thay đổi

Việc bạn giảm dần sự hỗ trợ không những không khiến trẻ đột nhiên cảm thấy bơ vơ ngược lại còn khiến chúng nghĩ rằng bạn đang dần tin tưởng sự trưởng thành bên trong chúng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tóm tắt sách "Phương pháp học tập thông minh" - 1

Bút Rotring, một thời để nhớ !!! [ Gió về kiến trúc ]

Lời tuyên thệ KIẾN TRÚC SƯ (chế theo "lời thề Hippocrates - hiện đại")