Tóm tắt sách "Phương pháp học tập thông minh" - 5
[ https://www.youtube.com/watch?v=ImPM5IDIYPs ]
Nội dung được tóm tắt từ quyển sách Phương pháp học tập thông minh - Smart but scarttered teens của Richard Guare và Peg Dawson của Nxb Dân Trí, 2017.
(Nếu thật sự quan tâm về chủ đề này thì bạn nên mua sách để đạt được hiệu quả cao nhất)
Tạo động lực cho trẻ sử dụng kỹ năng điều hành
MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỘNG LỰC VÀ MỤC TIÊU
Khi chúng ta mong muốn đạt được một điều gì đó, sau quá trình xem xét đánh giá, nếu mục tiêu đó nằm trong phạm vi bạn có thể thực hiện được thì mục tiêu đó sẽ chuyển hóa thành động lực.
Đối với trẻ vị thành nên cũng vậy, mỗi khi chúng hỏi ý kiến chúng ta về một số hoạt động hoặc sự kiện mà chúng muốn tham gia hay một vài thứ mà chúng muốn có, đó chính là những cơ hội mà chúng ta nên tận dụng để dạy dỗ chúng.
Dưới đây là bốn kiểu mục tiêu ngắn hạn mà bậc phụ huynh có thể tận dụng để giúp trẻ bồi dưỡng kỹ năng điều hành:
1. Mục tiêu dựa trên những mong muốn của trẻ. Những mục tiêu này cần thảo mãn hai yếu tố: thứ nhất là thời gian thực hiện đủ dài và thứ hai là mong muốn đó phải là mong muốn chung của cả cha mẹ và trẻ.
2. Mục tiêu dữ trên khao khát tự lập của trẻ, nó vừa đảm bảo yếu tố thời gian (khoảng một vài tháng) vừa đòi hỏi trẻ phải lên kế hoạch thực hiện cụ thể. Một vài ví dụ điển hình như việc thi bằng lái xe, tiết kiệm tiền mua xe hay xin làm việc bán thời gian.
3. Loại động lực thứ ba mang tính cá nhân hơn so với hai loại động lực kể trên. Nếu trẻ mong muốn có được một chiếc điện thoại , máy tính, ván trượt tuyết hay một bộ ván lướt sóng mới thì các bậc phụ huynh đều có thể lấy chúng làm phần thưởng cho những điều bạn mong muốn trẻ thực hiện. Tùy thuộc vào giá trị phần thưởng, bạn có thể lựa chọn gắn chúng với những nhiệm vụ ở mức độ dài hạn hoặc ngắn hạn khác nhau.
4. Không phải mục tiêu, mong muốn nào của trẻ cũng được các bậc phụ huynh chấp nhận.
ĐƯA RA CHỈ THỊ HIỆU QUẢ
1. Hãy khiến trẻ nhận ra rằng bạn đang thực sự mong muốn chúng làm việc gì đó. Điều này đồng nghĩa với việc nếu chúng không làm theo những gì bạn nói, chúng sẽ phải đối mặt với một số hậu quả nhất định.
2. Không nên đưa ra các quyết định dưới dạng câu hỏi. Hãy đưa ra yêu cầu một cách trực tiếp và nghiêm túc.
3. Không nên đưa ra nhiều yêu cầu cùng lúc. Nhiều bậc phụ huynh thường cảm thấy việc tìm kiếm thời gian thích hợp để đưa ra yêu ccaauf cho trẻ là việc không dễ dàng, vì vậy khi có cơ hội họ sẽ đưa ra một danh sách yêu cầu dài bất tận. Đây là một trong những nguyên nhân dễ khiến trẻ có phản ứng bài xích nhất, bởi chúng luôn cảm thấy bị áp lực, đè nén bởi cả "núi" công viêc mà cha mẹ chúng đặt ra.
4. Hãy nói cho trẻ biết những việc chúng nên làm thay vì bảo chúng không nên làm gì. Việc nói với trẻ những việc chúng nên làm vừa có thể cho chúng biết những điều bạn kỳ vọng từ chúng, đồng thời cũng là để gợi ý cho chúng những bước hành động tiếp theo.
5. Không nên đưa ra những yêu cầu cao khi trẻ không thực sự tập trung. Bạn cần biết rằng, đối với trẻ thì bất cứ thứ gì khác cũng thú vị hơn nhiều so với việc phải lắng nghe lời nhắc nhở của cha mẹ, bởi vậy nến bạn đưa ra các yêu cầu trong khi chúng đang bận làm việc gì đó khác thì tất cả lười nó của bạn cũng chỉ như "nước đổ lá khoai" mà thôi.
CÁCH ĐẶT RA CÁC LUẬT LỆ CHO TRẺ
1. Không nên đặt ra quá nhiều luật lệ cùng một lúc.
2. Cố gắng đặt những luật lệ có tính tổng quát những vẫn đảm bảo được yếu tố đầy đủ chi tiết để trẻ không có cơ hội tận dụng hoặc xuyên tạc luật lệ của mình. Ví dụ như bạn nên đưa ra yêu cầu "Về nhà trước 12h" thay cho kiểu chung chung như " Hãy về nhà sớm".
3. Hãy suy nghĩ và đưa ra định hướng cho những tình huống có thể bất ngờ xảy ra. Ví dụ bạn có thể dao động thời gian về tới nhà có thể trể hơn 15 phút so với quy định, tương tự như vậy cho các tình huống khác có những ngoại lệ phù hợp với lý do cụ thể đi kèm.
4. Nếu bạn muốn trẻ tuân thủ luật lệ đặt ra thì bạn cần phải kiên quyết hành động theo những gì mà bạn và trẻ đã thống nhất.
5. Thường xuyên trao đổi với trẻ về những luật lệ từ gia đình, tới trường lớp cho đến xã hội để trẻ thấy được tầm quan trọng của luật lệ và để chúng hiểu được lý do bạn đặt ra luật lệ với chúng.
Nội dung được tóm tắt từ quyển sách Phương pháp học tập thông minh - Smart but scarttered teens của Richard Guare và Peg Dawson của Nxb Dân Trí, 2017.
(Nếu thật sự quan tâm về chủ đề này thì bạn nên mua sách để đạt được hiệu quả cao nhất)
Tạo động lực cho trẻ sử dụng kỹ năng điều hành
MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỘNG LỰC VÀ MỤC TIÊU
Khi chúng ta mong muốn đạt được một điều gì đó, sau quá trình xem xét đánh giá, nếu mục tiêu đó nằm trong phạm vi bạn có thể thực hiện được thì mục tiêu đó sẽ chuyển hóa thành động lực.
Đối với trẻ vị thành nên cũng vậy, mỗi khi chúng hỏi ý kiến chúng ta về một số hoạt động hoặc sự kiện mà chúng muốn tham gia hay một vài thứ mà chúng muốn có, đó chính là những cơ hội mà chúng ta nên tận dụng để dạy dỗ chúng.
Dưới đây là bốn kiểu mục tiêu ngắn hạn mà bậc phụ huynh có thể tận dụng để giúp trẻ bồi dưỡng kỹ năng điều hành:
1. Mục tiêu dựa trên những mong muốn của trẻ. Những mục tiêu này cần thảo mãn hai yếu tố: thứ nhất là thời gian thực hiện đủ dài và thứ hai là mong muốn đó phải là mong muốn chung của cả cha mẹ và trẻ.
2. Mục tiêu dữ trên khao khát tự lập của trẻ, nó vừa đảm bảo yếu tố thời gian (khoảng một vài tháng) vừa đòi hỏi trẻ phải lên kế hoạch thực hiện cụ thể. Một vài ví dụ điển hình như việc thi bằng lái xe, tiết kiệm tiền mua xe hay xin làm việc bán thời gian.
3. Loại động lực thứ ba mang tính cá nhân hơn so với hai loại động lực kể trên. Nếu trẻ mong muốn có được một chiếc điện thoại , máy tính, ván trượt tuyết hay một bộ ván lướt sóng mới thì các bậc phụ huynh đều có thể lấy chúng làm phần thưởng cho những điều bạn mong muốn trẻ thực hiện. Tùy thuộc vào giá trị phần thưởng, bạn có thể lựa chọn gắn chúng với những nhiệm vụ ở mức độ dài hạn hoặc ngắn hạn khác nhau.
4. Không phải mục tiêu, mong muốn nào của trẻ cũng được các bậc phụ huynh chấp nhận.
ĐƯA RA CHỈ THỊ HIỆU QUẢ
1. Hãy khiến trẻ nhận ra rằng bạn đang thực sự mong muốn chúng làm việc gì đó. Điều này đồng nghĩa với việc nếu chúng không làm theo những gì bạn nói, chúng sẽ phải đối mặt với một số hậu quả nhất định.
2. Không nên đưa ra các quyết định dưới dạng câu hỏi. Hãy đưa ra yêu cầu một cách trực tiếp và nghiêm túc.
3. Không nên đưa ra nhiều yêu cầu cùng lúc. Nhiều bậc phụ huynh thường cảm thấy việc tìm kiếm thời gian thích hợp để đưa ra yêu ccaauf cho trẻ là việc không dễ dàng, vì vậy khi có cơ hội họ sẽ đưa ra một danh sách yêu cầu dài bất tận. Đây là một trong những nguyên nhân dễ khiến trẻ có phản ứng bài xích nhất, bởi chúng luôn cảm thấy bị áp lực, đè nén bởi cả "núi" công viêc mà cha mẹ chúng đặt ra.
4. Hãy nói cho trẻ biết những việc chúng nên làm thay vì bảo chúng không nên làm gì. Việc nói với trẻ những việc chúng nên làm vừa có thể cho chúng biết những điều bạn kỳ vọng từ chúng, đồng thời cũng là để gợi ý cho chúng những bước hành động tiếp theo.
5. Không nên đưa ra những yêu cầu cao khi trẻ không thực sự tập trung. Bạn cần biết rằng, đối với trẻ thì bất cứ thứ gì khác cũng thú vị hơn nhiều so với việc phải lắng nghe lời nhắc nhở của cha mẹ, bởi vậy nến bạn đưa ra các yêu cầu trong khi chúng đang bận làm việc gì đó khác thì tất cả lười nó của bạn cũng chỉ như "nước đổ lá khoai" mà thôi.
CÁCH ĐẶT RA CÁC LUẬT LỆ CHO TRẺ
1. Không nên đặt ra quá nhiều luật lệ cùng một lúc.
2. Cố gắng đặt những luật lệ có tính tổng quát những vẫn đảm bảo được yếu tố đầy đủ chi tiết để trẻ không có cơ hội tận dụng hoặc xuyên tạc luật lệ của mình. Ví dụ như bạn nên đưa ra yêu cầu "Về nhà trước 12h" thay cho kiểu chung chung như " Hãy về nhà sớm".
3. Hãy suy nghĩ và đưa ra định hướng cho những tình huống có thể bất ngờ xảy ra. Ví dụ bạn có thể dao động thời gian về tới nhà có thể trể hơn 15 phút so với quy định, tương tự như vậy cho các tình huống khác có những ngoại lệ phù hợp với lý do cụ thể đi kèm.
4. Nếu bạn muốn trẻ tuân thủ luật lệ đặt ra thì bạn cần phải kiên quyết hành động theo những gì mà bạn và trẻ đã thống nhất.
5. Thường xuyên trao đổi với trẻ về những luật lệ từ gia đình, tới trường lớp cho đến xã hội để trẻ thấy được tầm quan trọng của luật lệ và để chúng hiểu được lý do bạn đặt ra luật lệ với chúng.
Nhận xét
Đăng nhận xét