Tóm tắt sách "Phương pháp học tập thông minh" - 10
[ https://www.youtube.com/watch?v=9BMwcO6_hyA ]
Duy trì sự tập trung
Duy trì sự tập trung là khả năng dành toàn bộ sự chú ý trong một tình huống hoặc đối với một nhiệm vụ nào đó bất kể mọi xao nhãng, mệt mõi hay chán nãn. Đối với trẻ, điều này đồng nghĩa với khả năng duy trì sự chú ý trong lớp học, tập trung làm bài tập hay hoàn thành việc nhà.
Củng cố khả năng duy trì sự tập trung
1. Giám sát trẻ thường xuyên: nếu trẻ không có vấn đề gì với sự can thiệp của bạn, hãy chịu khó kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của chúng thường xuyên và có biện pháp nhắc nhở để giúp chúng thoát khỏi những yếu tố gây xao nhãng và tập trung hoàn thành công việc.
2. Nếu trẻ có khẳ năng tự chịu trách nhiệm: phụ huynh nên thảo luận về kế hoạch và thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ của trẻ.
3. Sử dụng đoạn nhạc tự ghi âm hoặc công cụ nhắc nhở để giúp trẻ lấy lại sự tập trung.
4. Xây dựng các nhiệm vụ hay công việc cho trẻ trở nên thú vị hơn, mức độ hứng thú nhất định ảnh hưởng tới việc duy trì sự tập trung.
5. Nên sử dụng các phần thưởng khích lệ, hãy tưởng thưởng xứng đáng với công sức mà trẻ đã bỏ ra.
6. Không ngần ngại sử dụng lời khen để khích lệ trẻ khi chúng có thể duy trì sự tạp trung và hoàn thiện thành công một nhiệm vụ hay công việc nào đó.
Nội dung được tóm tắt từ quyển sách Phương pháp học tập thông minh - Smart but scarttered teens của Richard Guare và Peg Dawson của Nxb Dân Trí, 2017.
(Nếu thật sự quan tâm về chủ đề này thì bạn nên mua sách để đạt được hiệu quả cao nhất)
Duy trì sự tập trung
Duy trì sự tập trung là khả năng dành toàn bộ sự chú ý trong một tình huống hoặc đối với một nhiệm vụ nào đó bất kể mọi xao nhãng, mệt mõi hay chán nãn. Đối với trẻ, điều này đồng nghĩa với khả năng duy trì sự chú ý trong lớp học, tập trung làm bài tập hay hoàn thành việc nhà.
Củng cố khả năng duy trì sự tập trung
1. Giám sát trẻ thường xuyên: nếu trẻ không có vấn đề gì với sự can thiệp của bạn, hãy chịu khó kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của chúng thường xuyên và có biện pháp nhắc nhở để giúp chúng thoát khỏi những yếu tố gây xao nhãng và tập trung hoàn thành công việc.
2. Nếu trẻ có khẳ năng tự chịu trách nhiệm: phụ huynh nên thảo luận về kế hoạch và thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ của trẻ.
3. Sử dụng đoạn nhạc tự ghi âm hoặc công cụ nhắc nhở để giúp trẻ lấy lại sự tập trung.
4. Xây dựng các nhiệm vụ hay công việc cho trẻ trở nên thú vị hơn, mức độ hứng thú nhất định ảnh hưởng tới việc duy trì sự tập trung.
5. Nên sử dụng các phần thưởng khích lệ, hãy tưởng thưởng xứng đáng với công sức mà trẻ đã bỏ ra.
6. Không ngần ngại sử dụng lời khen để khích lệ trẻ khi chúng có thể duy trì sự tạp trung và hoàn thiện thành công một nhiệm vụ hay công việc nào đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét