Tóm tắt sách "Phương pháp học tập thông minh" - 8
[ https://www.youtube.com/watch?v=pm3rDbXbZRI ]
Khả năng kiềm chế cảm xúc
Kiểm chế cảm xúc là khả năng kiểm soát những biểu hiện tình cảm để giúp chúng ta điều chỉnh, thực hiện hành vi nhằm hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đề ra.
Tăng cường khả năng kiềm chế cảm xúc trong các tình huống diễn ra hàng ngày
1. Hãy nói với trẻ một cách cụ thể và rõ ràng về những nguyên tắc mà bạn muốn tuân theo, đồng thời giới hạn số lượng những điều chúng "phải làm". trẻ sẽ dễ phát điên nếu bạn cho chúng một danh sách dài dằng dặc những việc bạn muốn chúng làm.
Cách để đặt ra nguyên tắc, phụ huynh nên dự theo những gợi ý:
- Cập nhật thông tin: chúng đang ở đâu, với ai và có người ớn đi cùng hay không.
- Những vấn đề nằm trong phạm vi được phép: giờ giới nghiêm cùng các ngoại lệ (những dịp đặc biệt như sinh nhật), thời gian sử dụng điện thoại đi động hau các thiết bị điện tử khác.
- Những vấn đề không được phép: những người chúng không được phép liên hệ, những nơi chúng không được phép đến hoặc những hoạt động chúng không được phép thực hiện.
Phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở chúng về những nguyên tắc mà hai bên đã thỏa thuận để trẻ biết rằng bạn hoàn toàn nghiêm túc với những điều bạn đã nói.
2. Hãy đảm bảo rằng trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia các buổi hẹn gặp, các buổi họp mặt gia đình hay các sự kiện khác. Trẻ vị thành niên thường có mong muốn tự chủ rất cao vì thế chúng thường tự lên kế hoạch thực hiện những hoạt động mà chúng thích mà không thông báo với cha mẹ.
3. Sử dụng các chiến lược giao tiếp thảo luận thay vì theo hướng áp đặt trẻ.
- Hãy lắng nghe một cách chủ động: các bậc phụ huynh cần tập trung chú ý nghe trẻ nói. Trong một số trường hợp bất khả kháng bạn có thể thể hiện cảm xúc của mình một cách chân thành, bất kể cảm xúc tích cực hay tiêu cực.
- Hãy tạo cho trẻ cơ hội được đàm phám với bạn: hãy cho trẻ thấy rằng bạn thực sự quan tâm tới chúng, sẵn sàng lắng nghe và tông trọng quan điểm của chúng.
- Tránh thể hiện thái độ "phủ quyết" đối với tất cả những đề nghị của trẻ: các bậc phụ huynh nên giữ thái độ cứng rắn đúng lúc, đúng chổ thay vì lạm dụng nó.
Nội dung được tóm tắt từ quyển sách Phương pháp học tập thông minh - Smart but scarttered teens của Richard Guare và Peg Dawson của Nxb Dân Trí, 2017.
(Nếu thật sự quan tâm về chủ đề này thì bạn nên mua sách để đạt được hiệu quả cao nhất)
Khả năng kiềm chế cảm xúc
Kiểm chế cảm xúc là khả năng kiểm soát những biểu hiện tình cảm để giúp chúng ta điều chỉnh, thực hiện hành vi nhằm hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đề ra.
Tăng cường khả năng kiềm chế cảm xúc trong các tình huống diễn ra hàng ngày
1. Hãy nói với trẻ một cách cụ thể và rõ ràng về những nguyên tắc mà bạn muốn tuân theo, đồng thời giới hạn số lượng những điều chúng "phải làm". trẻ sẽ dễ phát điên nếu bạn cho chúng một danh sách dài dằng dặc những việc bạn muốn chúng làm.
Cách để đặt ra nguyên tắc, phụ huynh nên dự theo những gợi ý:
- Cập nhật thông tin: chúng đang ở đâu, với ai và có người ớn đi cùng hay không.
- Những vấn đề nằm trong phạm vi được phép: giờ giới nghiêm cùng các ngoại lệ (những dịp đặc biệt như sinh nhật), thời gian sử dụng điện thoại đi động hau các thiết bị điện tử khác.
- Những vấn đề không được phép: những người chúng không được phép liên hệ, những nơi chúng không được phép đến hoặc những hoạt động chúng không được phép thực hiện.
Phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở chúng về những nguyên tắc mà hai bên đã thỏa thuận để trẻ biết rằng bạn hoàn toàn nghiêm túc với những điều bạn đã nói.
2. Hãy đảm bảo rằng trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia các buổi hẹn gặp, các buổi họp mặt gia đình hay các sự kiện khác. Trẻ vị thành niên thường có mong muốn tự chủ rất cao vì thế chúng thường tự lên kế hoạch thực hiện những hoạt động mà chúng thích mà không thông báo với cha mẹ.
3. Sử dụng các chiến lược giao tiếp thảo luận thay vì theo hướng áp đặt trẻ.
- Hãy lắng nghe một cách chủ động: các bậc phụ huynh cần tập trung chú ý nghe trẻ nói. Trong một số trường hợp bất khả kháng bạn có thể thể hiện cảm xúc của mình một cách chân thành, bất kể cảm xúc tích cực hay tiêu cực.
- Hãy tạo cho trẻ cơ hội được đàm phám với bạn: hãy cho trẻ thấy rằng bạn thực sự quan tâm tới chúng, sẵn sàng lắng nghe và tông trọng quan điểm của chúng.
- Tránh thể hiện thái độ "phủ quyết" đối với tất cả những đề nghị của trẻ: các bậc phụ huynh nên giữ thái độ cứng rắn đúng lúc, đúng chổ thay vì lạm dụng nó.
Nhận xét
Đăng nhận xét